Kỳ dị; Khu rừng với những dấu tích chiến tranh ghim vào mình
Những hình ảnh ấn tượng này khắc họa những mũ sắt, súng ống, lựu đạn, quả pháo, cuốc xẻng… đã được các thân cây “găm” vào mình như thế nào.
Thế chiến II đã kết thúc từ năm 1945, nhưng cho tới tận hôm
nay, thiên nhiên vẫn còn lưu giữ lại những dấu tích cho thấy nhiều cuộc
chiến ác liệt đã từng một thời diễn ra.
Một loạt ảnh vừa mới được thực hiện trong một khu rừng ở Nga đã gây
bất ngờ thú vị khi cho thấy những phế tích còn sót lại của chiến tranh
đã được tự nhiên lưu giữ ra sao.
Những hình ảnh ấn tượng này khắc họa những mũ sắt, súng ống, lựu đạn,
quả pháo, cuốc xẻng… đã được các thân cây “găm” vào mình như thế nào.Có lẽ những món đồ này đã bị bỏ lại bên những đọt cây non, khi cây lớn dần, nó coi những hiện vật lịch sử đã nằm bên mình suốt nhiều năm là một phần không thể bỏ rơi, vì vậy, những thân cây đã thu nhận những hiện vật bị bỏ quên đó vào thân mình.
Một nhà nghiên cứu lịch sử người Nga có tên Alexander Ostapenko đến từ thành phố Kolomna đã thực hiện những bức ảnh ấn tượng này.
Ông Ostapenko đã lặn lội vào những cánh rừng ở Nevsky Pyatachok, cách thành phố Leningrad (nay là thành phố Saint Petersburg) 50km. Đây là khu vực từng diễn ra những trận đánh quan trọng và ác liệt giữa Hồng quân Liên Xô và quân Phát-xít Đức khi Đức tiến hành vây hãm Leningrad.
Một khẩu súng trường nằm trong thân cây cổ thụ.
Một khẩu súng máy đã bị thân cây “nuốt” một nửa.
Đã gần 7 thập kỷ sau khi Thế chiến II kết thúc, những kỷ vật chiến tranh này đã trở thành một phần “thân thể” của những cái cây. Trong ảnh là một quả lựu đạn sắp bị “nuốt” trọn vào trong thân cây.
Một cái cây “thích” đội mũ.
Khi những hiện vật chiến tranh này bị bỏ lại, những cái cây có lẽ chỉ là những đọt cây non, sau nhiều năm, chúng đã lớn lên và quyết định “thu nạp” những hiện vật lịch sử này.
Những bức ảnh này được chụp trong những cánh rừng ở Nevsky Pyatachok, cách thành phố Leningrad 50km, ngày nay là thành phố Saint Petersburg.
Một quả đạn pháo nằm gọn trong thân cây.
Một chiếc xẻng bị thân cây “nuốt chửng”.
Post a Comment