Thursday, November 28, 2013

Lịch sử của sự gây mê trong phẩu thuật

Lịch sử của sự gây mê trong phẩu thuật




 
Theo Việt Sceiences
 
www.duongdoimuonneo.blogspot.com - Cho đến nửa đầu thập niên 1840, những cuộc giải phẫu ở trên thế giới, từ Á sang Âu và Bắc Mỹ đều tương tự như thế.  
Ngoài người y sĩ giải phẫu, còn cần hai, ba người lực lưỡng, để đè giữ người được giải phẫu.  
Người được giải phẫu tỉnh táo, nghe tiếng cưa, dao cắt qua thịt, qua xương, và la hét rên rĩ vì đau đớn.  Nhà giải phẫu phải rất nhanh tay, cưa chân chỉ mất có 25 đến 27 giây, vì nếu làm lâu hơn, bịnh nhân có thể chết vì chịu không nỗi sự đau đớn.   Những tiếng la hét vì đau đớn có thể vang dôi đến độ người đi ngoài đường cũng nghe được.  Darwin còn phải nhìn nhận là các cuộc giải phẩu rất ghê rợn và hai trường hợp giải phẫu mà ông đã chứng kiến khi chưa có thuốc mê vẫn ám ảnh ông trong nhiều năm. (Darwin & Barlow, 1958)

1- Ether : (CH3CH2)2O


Mãi đến ngày thứ sáu 16 tháng 10 năm 1846, mọi việc mới thay đổi.  Ngày đó, tại bịnh viện Tổng quát tiểu bang Massachusetts ở Boston, thuốc gây mê đã được áp dụng trong một ca mổ, mở đường cho những bước tiến nhảy vọt của y khoa, và giải phẫu.  

Ngày đó, Bác sĩ John Collins Warren (1753–1815) trưởng khoa giải phẫu bịnh viện tổng quát Massachusett (Massachusetts General Hospital) đã mời nha sĩ William T. G. Morton (1819 - 1868). đến phụ giúp ông để cắt bỏ cái bướu ở cổ của Gilbert Abbott.  
Thường thì trường hợp này chỉ là một ca mổ không quan trọng, và chỉ mất khoảng 3 phút đồng hồ. Ðiều khác biệt là bác sĩ Warren muốn dùng một phương thức mới: sự gây mê nơi bịnh nhân trong suốt cuộc giải phẫu, và Morton là người phụ trách việc này. Morton đã cho Abbott hít ê te (ether) và ngay sau đó, bác sĩ Warren đã tiến hành việc cắt bỏ cái bướu.  Sau đó Abbott xác nhận:
- Tôi không hề cảm thấy đau đớn chút nào trong suốt thời gian giải phẫu, chỉ có lúc gần hết, tôi có cảm tưởng như có một vật gì hơi cùn, cà vào da tôi. (Fenster, 2001, tr. 80)
 
Ngày 16 tháng 10 năm 1846 được chính thức ghi nhận là Ngày ê te (Ether Day), và tòa nhà có phòng giải phẫu đó được đặt tên lại là Vòm ê te (Ether Dome).  
Ngày 17 đã có thêm một cuộc giải phẫu cắt bỏ một cái bướu trên cánh tay của một phụ nữ. Theo đề nghị của bác sĩ Warren, bác sĩ George Hayward đã nhờ nha sĩ Morton dùng ê te gây mê cho bịnh nhân.  
Cuộc giải phẫu này kéo dài đến bảy phút, nhưng nha sĩ Morton đã theo dõi và cho bịnh nhân hít ê te nhiều lần. Sau khi mổ xong, bịnh nhân xác nhận là không hề cảm thấy đau đớn gì hết, và đã vui vẻ kể chuyện về đứa con của bà, đang chờ đợi bà ở nhà. Giải phẫu với thuốc gây mê ê te đã thành công, 
Mở đầu kỷ nguyên mới cho ngành giải phẫu. Nhưng nếu nha sĩ Morton và các bác sĩ Warren và Hayward là những người chính thức dùng ê te để gây mê trong các cuộc giải phẫu thì đã có nhiều người khác đã biết đến ê te và những thuốc gây mê tương tự.  
Chính Morton đã dùng ê te để gây tê ở trên mặt và nhổ răng thật sự không đau vào ngày 30 tháng 9 năm 1846.  Nhờ đó mà bác sĩ Warren mới mời ông phụ giúp việc gây mê ngày 16 tháng 10 như đã nói ở trên.

Những người khai phá


Theo tài liệu trích dẫn trong
  
dược sĩ Raymundus Lullius, người Tây ban nha đã tìm ra ê te ngay từ năm 1275 và gọi hơi này là "lưu toan dịu" (sweet vitriol. Vitriol là tên cũ của acid sulfuric)
Ðến năm 1540 khoa học gia Valerius Cordus, người Ðức đã ghi lại phân chất của chất lưu toan dịu này.  Và cùng thời gian đó Paracelsus,  nhà vật lý và luyện kim người Thụy sĩ đã phát hiện tác dụng thôi miên của lưu toan dịu. 
Mãi đến năm 1730, W.G. Frobenius, một khoa học gia người Ðức mới đổi tên "lưu toan dịu" thành ê te (CH3CH2)2O..
E te được điều chế từ sự khử nước của rượu ethanol ở 140°C dưới sự hiện diện của acid sulfuric
2H3C-CH2OH ---[H2SO4], (140°C)-->
-H2O
(CH3CH2)2O
         
Các nhà vật lý và khoa học gia đã dùng ê te trong nhiều việc khác nhau, nhưng không ai biết dùng ê te như một chất hơi gây mê. 
Ngay từ năm 1794, các y sĩ người Anh như Richard Pearson Thomas Lovell Beddoes (1803-1849), đã dùng ê te để trị một chứng lao, bịnh sạn ở bọng đái và bịnh phù thủng.   Ðầu thế kỷ thứ 19, vài y sĩ Hoa kỳ dùng ê te để trị một vài chứng sưng ở trong phổi.
 
Michael Faraday (1791 - 1867) nhân viên bào chế trong dược phòng đã tìm ra khả năng làm mê của hơi ê te. Faraday là nhà vật lý học kiêm hoá học người Anh, nổi tiếng  nhờ những  khám phá về sự cảm ứng điện từ (induction électromagnétique) và những định luật điện giải (**).
Y sĩ Henry Hill Hickman đã thử nghiệm một cách cẩn thận ảnh hưởng của hai chất hơi ê te và "khi' chọc cười" trên thú vật.  Ông có ghi lại trạng thái lơ lửng của thú vật giúp cho việc giải phẫu chữa trị chúng tiến hành được dễ dàng.  Tiếc là ông mất quá sớm khi mới 29 tuổi, nên không có đóng góp được nhiều.

2- Protoxyd nitơ: N2O

Những người khám phá

Trong khoảng 30 năm cuối thế kỷ thứ 18 (1773), Joseph Priestley, mục sư Anh giáo ở Leeds và là một người mê say Hóa học đã  cô lập được thán khí (CO2, gaz carbonique), tách dưỡng khí trong không khí, và tạo ra được oxyd ni tơ (oxyde d'azote) thuần chất. 
Ông lại tạo ra được protoxyd ni tơ (protoxyde d'azote; N2O) mà sau đó được gọi là "khí chọc cười" (laughing gas hay gaz hilarant). Khí này có tác dụng làm cho người hít nó ở trong một trạng thái phiêu diêu, lơ lửng, và cảm thấy vui vẻ, yêu đời, nhiều khi cười cợt như điên.  Ông mất năm 71 tuổi, mà chưa nhận thức được khả năng làm dịu hay giảm bớt đau của chất "khí chọc cười".
N2O (protoxyde d'azote, Nitrous Oxide)
Khối lượng phân tử: 44,01g
Nhiệt độ sôi: -88,5°C
Độ nóng chảy: -90,8°C
Mặc dù là chất khí không cháy, nhưng  ở 650°c nó cháy nổ
N2O được điều chế từ sự khử nước của nitrat ammonium ở 250°C:
NH4NO3 ---- (250°C)--->
-2H2O
N2O  
Ngoài việc dùng  làm thuốc tê để nhổ răng, N2O còn dùng làm chất bán dẫn. Người ta cũng dùng N2O  để tăng công suất cho xe hơi (xem phụ chú 1) và hỗn hợp 50% oxy và 50% N2O hít vô sẽ giảm đau và bớt stress..
      
Năm 1788    Humphrey Davy, một dược sĩ tập sự đã tiếp tục công trình nghiên cứu của Priestley trên "khí chọc cười".  Ông đã chế tạo một bộ máy nhỏ, gồm một bao bằng lụa, có  chốt mở, đóng để dễ điều khiển việc cung cấp chất khí đó.  Ông đề ra giả thuyết là "khí chọc cười" có thể dùng làm cho người bịnh mất cảm giác, do đó không bị đau đớn trong các cuộc giải phẩu.   Nhưng không có ai trong ngành y khoa để ý đến giả thuyết này.


 Horace Wells (1815-1848) là một nha sĩ ở Hartford, Connecticut, Hoa kỳ.   Ông đã nhờ Gardner Q. Colton cho ông hít  protoxyde d'azote N2O trước khi để đồng nghiệp là nha sĩ John Riggs nhổ răng cho ông vào tháng 12 năm 1844.  Kết quả đã hết sức tốt đẹp vì ông đã không hề cảm thấy đau đớn khi bị nhổ răng.   
Ông quyết định áp dụng việc hít  protoxyde d'azote cho các bịnh nhân của ông, và thân chủ đã đổ xô đến để cho ông nhổ răng.  Nhưng ông đã thất bại khi ông thử áp dụng lối gây mê với protoxyde d'azote trong một cuộc giải phẩu với bác sĩ Warren trong năm 1845.

William Green Morton (1819-1868) là nha sĩ ở Boston.  Ông cũng dùng protoxyde d'azode  để gây tê cho các thân chủ đến nhổ răng với ông.   Nhưng khác hơn Horace Wells ông cũng thử dùng ê te vì ông đã nghiệm được tác dụng của chất này.  Những thành quả của ông trong việc gây tê với ê te đã được bác sĩ Warren theo dõi, và đã mời ông làm người gây mê trong ngày lịch sử ê te, 16 tháng 10 năm 1846 đã kể ở trên.   Morton may mắn được đồng nghiệp là Charles T. Jackson khuyên nên dùng ê te để gây tê trước khi nhổ răng cho thân chủ.  Ông cũng khuyên Morton nên chế tạo một cái máy để có thể cung cấp ê te đúng liều lượng và theo ý muốn.  Morton đã may mắn có Josiah Holbrook, một sinh viên tốt nghiệp đại học Yale, và là một người chuyên chế tạo các dụng cụ y khoa tại Boston lúc bấy giờ.  
Morton và Warren đã gửi phúc trình báo cáo về hai vụ giải phẫu có dùng ê te để gây mê lên các báo chuyên môn về y khoa.  Do đó Morton được nhìn nhận là người đã khám phá ra khả năng gây mê của ê te và áp dụng thành công khả năng đó.



Crawford W. Long (1815- đã dùng  ête sulfurique để gây tê từ 1842 và có lúc ông đã nhờ Robert Goodman, một người có tiệm dược phòng ở Athens, tiểu bang Georgia gởi cho ông ê te xuống nơi ông làm việc ở Jefferson, cũng trong tiểu bang Georgia.  Nhưng không may cho ông, những người ở Jefferson cho là ông làm trò ma quỷ và đã buộc ông ngưng dùng ê te.  Sau này tiểu bang Georgia dựng tượng của ông trong Nghị viện tiểu bang.

Chloroform

Chloroform là một chất lỏng không màu, mùi dễ chịu và vị hơi hơi ngọt.  Ðược chế tạo cùng lúc vào năm 1831 ở hai nơi xa cách nhau, một bởi Justus von Liebig ở nước Ðúc và một bởi Eugene Soubeiran ở nước Pháp.  Bác sĩ sản khoa James Y. Simpson đã dùng Chloroform làm thuốc gây mê vào năm 1847 tại Edinburgh, Ecosse (Tô cách lan) trong khi đỡ đẻ.   Sau đó việc dùng chloroform như loại thuốc gây mê trong các cuộc giải phẩu đã lan tràn ở Âu châu.  
Nhưng mãi đến đầu thế kỷ thứ 20, chloroform mới bắt đầu được sử dụng thay cho ê te ở Bắc Mỹ.  Nhưng trong các xứ mới bắt đầu mở mang, người ta vẫn còn dùng ê te, vì dễ kiếm, rẻ tiền và tương đối an toàn.  Chloroform đã không còn được thông dụng vì có thể tạo ra chứng đứng tim đột ngột.   
Người ta thay chloroform bằng  Trichloroethylene một hydrocarbon cùng loại, nhưng chất này cũng không được dùng lâu vì có thể tạo ra ung thư.
Chloroform được sản xuất trong kỹ nghệ bằng cách đun hỗn hợp chlour và các clorometan ha metan ở 400-500°C. Ở nhiệt độ này một loạt phản ứng xảy ra biến đối methan hay clorometan từ từ thành những  hợp chất chứa nhiều clor
CH4 + Cl2 ---> CH3Cl + HCl
 
CH3Cl + Cl2 ---> CH2Cl2 + HCl
 
CH2Cl2 +Cl2 ---> CHCl3 + HCl
 
CHCl3 + Cl2 ---> CCl4 + HCl

Ethylen  H2C =CH2

Từ 1846, sau khi ê te được dùng làm thuốc gây mê, người ta đã thử hầu hết các chất khí  hoặc hơi có thể ngửi được để tìm ra những chất có thể gây mê hay tê có tác dụng tốt hơn và có hậu quả nhẹ hơn ê te.  Tháng 2 năm 1923, W. Easson Brown , làm việc trong phòng dược khoa của Ðại học Toronto đã trình bày những "Thí nghiệm sơ khởi với ê ty len như là loại thuốc gây mê tổng quát" (Preliminary Experiments with Ethylene as a General Anaesthetic).   
Qua tháng sau, Luckhartdt Carter bài "The physiologic effects of ethylene, a new gas anesthetic" (Tác dụng bịnh lý của ethylen, một chất khí gây mê mới).  Sau nhiều lần áp dụng thử, ethylen trở thành chất gây mê tổng quát, thay thế ê te và chloroform.  

Cyclopropane

Ðến 1930, người ta bắt đầu thử cyclopropane như một chất gây mê mới.  Cyclopropane mạnh hơn ê te và nitrous oxide, nhưng đặc tính của cyclopropane là chỉ cần chiếm 10 dến 15 phần trần trăm trong hỗn hợp khí, do đó dưỡng khí được tăng lên đến 85 hay 90 phần trăm, giúp người được gây mê dễ thở hơn.  (Nitrous oxide cần đến 85 hoặc 90 phần trăm trong  hỗn hợp khí, còn ê te cần đến 80 phần trăm).  
Do đó cyclopropane nghiễm nhiên trở thành thuốc gây mê tổng quát được dùng nhiều nhứt. Nhưng khi giải phẩu ở thân trên, người ta phải dùng một liều lượng cao cyclopropane hay ê te.  Ở liều lượng cao này, ê te và nhất là cyclopropane lại làm cho sức ép của cơ tim giảm, làm khó thở, và gan và trái cật không hoạt động bình thường được..  Các nhà nghiên cứu không dừng lại với cyclopropane được.
Howard Griffith đã áp dụng ê ty len lẫn cyclopropane trong việc gây mê tổng quát ở bịnh viện Homoeopatic ở Montréal (sau này đổi tên lại là bịnh viện Nữ Hoàng Elizabeth)  Số bịnh nhân được gây mê bằng cyclopropane tăng từ 350 người trong năm 1934 lên đến hơn 5000 người vào năm 1940.  Nhưng cyclopropane ở số lương cao có thể gây ra khó thở nơi người được gây mê. 
 

Intocostrin

Năm 1940, Lewis H. Wright đại diện của công ty Squibb đã đề nghị dùng Intocostrin, một dược chất trích từ độc dược Curaré để làm dịu phản ứng của Metrazol trên những người bị bịnh thần kinh.  Curaré là thuốc độc mà thổ dân ở Ba Tây và Nam Mỹ tẫm vào đầu mũi tên.    
Chỉ cần bị đầu mũi tên làm sướt da một chút là người bị thương có thể chết sau khi các bắp thịt bị tê liệt. Curaré được chế từ một loại dây leo mọc trên vòm cây khu rừng nhiệt đới của Nam Mỹ, và công ty Squibb đã lọc được dược chất Intocostrin.  
         
Dược sĩ McIntyre và bác sĩ tâm thần Bennett ở Omaha, Nebraska, đã thử Intocostrin ở liều lượng thật nhỏ, để kềm bớt phản ứng của Metrazol.  Sự thành công bất ngờ của loại thuốc mới làm cả hai rất vui mừng và đã tự động quảng cáo cho Intocostrin.  Nhưng những bác sĩ ở Hoa kỳ không may mắn khi thử với loại thuốc này.  
Bác sĩ Stuart Cullen đã thận trọng thử thuốc trên các con chó, và tất cả đều bị phản ứng khó thở gần giống như bị suyễn.  Bác sĩ Cullen không dám thử trên người, và để loại thuốc mới này qua một bên.   Nhưng ở Montréal Harold Griffith đưọc xem cuốn phim do bác sĩ Bennett thâu.         
Vào ngày 23 tháng 1 năm 1942, Harold Griffith cùng với cô phụ tá Enid Johnson đã thử dùng Intocostrin làm thuốc gây mê trên một bịnh nhân cần mổ ruột dư.  Intocostrin gây mê như cyclopropane, nhưng lại hơn ở chỗ làm dịu các cơ và bắp thịt, khiến cho việc giải phẫu diễn tiến một cách dễ dàng.  Sau đó, bác sĩ Griffith và cô Johnson đã thu thập tài liệu và công bố 25 trường hợp giải phẫu dùng Intocostrin làm thuốc gây mê.  Bản báo cáo được tiếp đón nồng nhiệt và Intocostrin trở thành loại thuốc gây mê mới.  Bác sĩ Cullen, khi đọc bản báo cáo, đã dậm chân la trời và đã đem các mẫu Intocostrin ra dùng ngay.

 

Châm cứu           

Thuốc gây mê có diễn tiến như trên trong y-khoa Âu Tây.  Người Á Ðông, nhất là người Trung hoa có một phương pháp khác để gây tê.   Ðó là châm cứu.  
Châm là dùng kim bằng kim loại (có khì dùng tre chuốt thật nhọn, nếu gặp trường hợp không có kim) châm vào kinh mạch hay các điểm đã được xác định trước trên thân thể con người.  
Cứu là dùng ngải (cỏ, lá của những dược thảo) để hơ vào các huyệt.  Nhưng ngày nay châm cứu được hiểu như dùng kim bằng kim loại để trị.  Châm cứu đưọc xem như cách trị nhiều bệnh từ nhức đầu kinh niên đến mất ngủ, đau bao tử hay đường ruột ...  Nhưng chủ yếu, châm cứu rất công hiệu trong việc làm giảm đau nhức, và đã được dùng để gây tê ở một phần thân thể.

Châm cứu bằng  kim           

Nhiều nhà quan sát Tây phương đã được mục kích các cuộc giải phẫu quan trọng ở Trung quốc, mà người gây tê cho bệnh nhân là một châm cứu gia.  (Encyclopedia Britanica, trang 74).  Ðặc biệt là việc gây tê thường được thực hiện ở phần thân thể xa cách nơi giải phẫu, như châm sáu bảy kim vào cánh tay và bàn chân để gây tê ở vùng bụng, khi mổ cắt ruột dư bị sưng.    
Người ta giải thích theo y khoa Tây Âu là các mũi kim có thể đã tác dụng để cơ thể sản xuất ra các hóa chất trị đau như endorphins hay enkephalins.  Một thuyết khác cho rằng các kim châm vào kinh mạch sẽ tạo ra những tín hiệu làm tràn ngập hệ thần kinh, và loại bỏ các tín hiệu dẫn đưa sự đau đớn lên não bộ,  thuyết thứ ba cho là châm cứu chỉ là một cách tự kỷ ám thị, và nhờ đó mà bệnh nhân không thấy đau.

Châm cứu bằng  ngón  tay           

Ngoài việc châm cứu bằng kim, người Ðông y sĩ có khi dùng ngón tay hay móng tay đè lên các huyệt (giống như điễm huyệt trong các chuyện chưởng).  Áp lực của ngón tay cũng công hiệu như châm kim.  Khác với thuốc gây tê trong y khoa Tây phương, các huyệt thường nằm xa chỗ cần gây tê nơi cơ thể của người bệnh nên việc châm cứu không gây vướng bận cho việc giải phẫu.   Và cũng nhờ đó mà người bệnh không bị các hậu quả do thuốc tê gây ra.   
Hiện nay ở Bắc Mỹ cũng như ở Anh quốc đã có những hiệp hội về châm cứu để kiểm soát các Ðông y sĩ hành nghề này.  Ở Việt Nam, ngay từ các năm 1950-1960 đã có nhiều người học về châm cứu.  Bác sĩ  Y khoa Lê văn Phụng trong thập niên đó đã có phòng mạch chuyên về châm cứu ở góc đường Phan Thanh Giản và Ðinh Tiên Hoàng.  
Ông đã học thêm châm cứu ở Ðài loan sau khi tốt nghiệp Y khoa Bác sĩ.   Nhưng cũng có nhiều người theo y khoa Âu Tây còn hoài nghi châm cứu và cho là việc châm cứu không có hiệu quả.
            
Loại thuốc gây mê mới này, tuy giúp các cơ, bắp thịt dịu lại mà không co cứng, nhưng buộc các chuyên gia gây mê phải giúp bịnh nhân thở điều hoà.  Nghĩa là vẫn còn cơ hội để tìm tòi và nghiên cứu về thuốc gây mê hay những cách gây tê không theo trường phái y khoa Âu Tây, hầu tìm ra những dược chất mới, phương cách mới gây mê hay gây tê một cách chính xác, không có những hậu quả khó chịu hay nặng nề,  mà vẫn giữ cho bịnh nhân được an toàn ở một mức tối ưu. 

 

Châm cứu bằng  tia laser hồng  ngoại           

Ngày nay người ta đã có thể châm cứu mà không cần chạm vào huyệt của người bịnh bằng kim hay bằng ngón, hoặc móng tay.  Người ta dùng tia laser để kích thích các huyệt cũng y hệt như châm cứu bằng kim.  Dùng tia laser ít hao tốn hơn và không  nguy hiểm cho người được chữa bịnh vì không có những  hiệu ứng  phụ bất lợi, và không sợ bị nhiễm trùng.  Châm bằng tia laser không đau, không để lại dấu vết, mà lại kích thích được các huyệt ở đúng độ sâu nhạy nhất.. 
Người ta đã dùng tia laser hồng ngoại, phát sóng liên tục, 15 mW,  632.8 nm cho những huyệt nằm gần da và tia laser hồng ngoại, phát sóng từng đợt (pulsed)  9.4W, 904 nm cho những huyệt nằm sâu hơn để chữa cho những người bị đau nhức ở cườm tay. (CTS )(Xem phụ chú 2).  Sau khi chữa trong vòng ba đến bốn tuần, những người bịnh CTS ở mức độ vừa phải (không nặng quá), đã dùng bàn tay làm việc lại được và trong hai năm sau không hề bị đau nhức nữa.
*****

Phụ chú

 (1) N2O chứa 2 nguyên tử nitrogen và  1 nguyên tử oxy. Ở 320°C, phân tử N2O bị phân tích cho ra nitrogen và oxy. Oxy này là oxy nguyên tử mới tạo thành nên có hoạt tính rất mạnh sẽ  giúp phản ứng cháy nổ với xăng cao hơn rất nhiều. Ngoài ra, trong  phòng đốt, N2O biến từ trạng thái lỏng sang  trạng thái khí nhờ sự sôi của nó (-88,5°C ) nên làm giảm nhiệt độ trong  các ống dẫn (nhiệt độ giảm xuống  còn 35-45°C). 
Khi nhiệt độ giảm, hỗn hợp khí xăng/không khí co lại (chưa kể khí nitơ vừa tạo thành lại làm chất khí để nén các  phân tử oxy và  xăng  lại gần nhau, giúp tạo phản ứng  nhanh hơn), vì giảm thể tích nên mật độ hỗn hợp tăng và khi có nhiều xăng và  không  khí hơn thì  phản ứng cháy nổ nhiều hơn, áp suất tăng  nhiều hơn và công suất của máy sẽ tăng. 
Tổng quát thì khi nhiệt độ giảm 6° là công suất máy tăng 1%. Thí dụ xe Toyota Supra 330 mã lực, lúc  N2O bắt đầu phản ứng, và nếu nhiệt độ giảm 40°C, thì công suất máy tăng  23 mã lực (cv). Hay một Dragster V8 Chevrolet 5800 CC-13 có hai turbos GT35R có công suất 1200cv  sẽ có công  suất máy tăng thêm 200cv khi cho thêm N2O. (Ngoài thị trường, người ta bán N2O dưới tên thương mại là NOS, Nitrous Oxyd System)
 Người ta tính có thể làm tăng công suất máy xe hơi từ 25  đến 500 mã lực.
** Phải rất cẩn thận khi dùng N2O N2O sôi ờ -88,5°C nên  sẽ làm bỏng da khi chạm phải. Phải mang  mặt nạ và găng tay cao su. Không để bình chứa gần mặt
  

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Đời sống | Powered by Blogger