Thursday, November 28, 2013

Những yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ

Những yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ


 7 Ways to Help Your Kids Study ...


www.duongdoimuonneo.blogspot.com -  Chiều cao của trẻ phụ thuộc khá nhiều vào gen di truyền. Tuy nhiên, đây không phải yếu tố quyết định hoàn toàn mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. 

Để phát triển chiều cao cho trẻ tốt nhất ta cần hiểu thêm các yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao trẻ. Khi trẻ có điều kiện thuận lợi cho đủ tất cả các yếu tố sẽ phát triển được chiều cao tối ưu của mình.
 
1. Gen di truyền

Yếu tố này phụ thuộc vào chiều cao của bố mẹ. Khi bé 1 tuổi thì trung bình cao 75-76cm. Khi 2 tuổi, chiều cao trung bình của bé sẽ là 86cm. Và theo ước tính chiều cao khi bé 2 tuổi nhân đôi sẽ ra chiều cao trung bình khi bé lớn. Để tính được chiều cao trung bình theo gen, có rất nhiều công thức được đưa ra:

Công thức 1

Chiều cao con trai = ((chiều cao mẹ + 15cm) + chiều cao bố) / 2

Chiều cao con gái = ((chiều cao bố - 15cm) + chiều cao mẹ) / 2

Công thức 2

Ta cần tính chiều cao trung bình của bố và mẹ:

TBBM = (chiều cao bố + chiều cao mẹ)/2

Với bé trai: chiều cao trung bình = TBBM + 6cm

chiều cao tối đa = TBBM + 11cm

chiều cao tối thiều = TBBM + 1cm

Với bé gái: chiều cao trung bình = TBBM - 6cm

chiều cao tối đa = TBBM + 1cm

chiều cao tối thiều = TBBM - 11cm

Đây chỉ là những công thức tính toán trên gen di truyền. Nên sẽ không hoàn toàn quyết định chiều cao trẻ sau này.

2. Yếu tố dậy thì và hormon

Chiều cao sẽ tăng từ khi hình thành cho đến hết tuổi dậy thì. Trước khi dậy thì, những phần xương ống (chân, tay) mềm và có thể thay đổi chiều dài. Khi dậy thì, các đĩa tăng trưởng Epiphysis bắt đầu được hình thành và cùng cố nên tăng trưởng dùng lại.

 Chiều cao sẽ tăng từ khi hình thành cho đến hết tuổi dậy thì. Trước khi dậy thì, những phần xương ống (chân, tay) mềm và có thể thay đổi chiều dài. Khi dậy thì, các đĩa tăng trưởng Epiphysis bắt đầu được hình thành và cùng cố nên tăng trưởng dùng lại.

Với con gái, thời kỳ tăng trưởng nhanh nhất là từ 8 - 13 tuổi. Còn con trai sẽ từ 10 - 15 tuổi. Điều này cho ta thấy con trai có lợi thế hơn con gái 2 năm để phát triển nên chiều con con trai thương cao hơn con gái.

Bên cạnh đó, nội tiết tố nam Testosterones giúp xương phát triển lâu hơn. Tại thời điểm này, chiều cao có thể tăng 7cm - 12cm / năm. Sau đó vẫn tiếp tục tăng chậm dần cho hết tuổi trưởng thành, với con gái là 18 tuổi và con trai là 20 tuổi.

Có 1 thuật ngữ "tuổi xương" và để biết được tuổi xương các bác sỹ phải dùng X-quang chụp xương và so sánh.Tuy nhiên, "tuổi xương" có thể khác với tuổi thực. Nếu tuổi xương phát triển nhanh hơn thì chiều cao sẽ hạn chế hơn và ngược lại. Thế nên ta thường thấy có những người qua tuổi dậy thì mà vẫn có thể tăng thêm chiều cao.

3. Yếu tố môi trường và xã hội

Môi trường, xã hội cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tăng chiều cao của trẻ. Chiều cao trẻ phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện sống khi còn bé.

Các yếu tố môi trường như tầng lớp xã hội, giáo dục của cha mẹ... Những bé phải nhập viện khi còn thơ ấu thường thấp hơn với bé không bị nhập viện.

Trẻ có cha mẹ ly thân hay ly dị cũng thường thấp hơn. Nhất là trẻ có cha mẹ ly dị giữa lứa tuổi từ 4 - 7 tuổi. Môi trường căng thẳng dễ ảnh hưởng đến chiều cao trẻ.

Khoảng 20% chiều cao phụ thuộc vào môi trường ở đâu và điều kiện sống như thế nào.

4. Hoạt động thể thao

Trẻ được hoạt động thể thao thường cao hơn ví dụ như bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá, bơi lội...

5. Dinh dưỡng

Đây cũng là một yếu tố quyết định rất lớn tới sự phát triển chiều cao trẻ. Chiều cao tăng từ khi hình thành đến hết tuổi dậy thì. Tuy nhiên, có ba giai đoạn quan trọng: giai đoạn phôi thai, trong độ tuổi từ 6 - 8, và tuổi niên thiếu. Cách ăn uống thích hợp và chăm sóc sức khỏe trong 3 giai đoạn này có thể có ảnh hưởng rất lớn về chiều cao trẻ.

Khi còn mang thai, nếu trẻ được nuôi dưỡng bổ sung tốt, Cha me không hút thuốc, uống rượu... trẻ sẽ có lợi thế phát triển tốt hơn.

Dinh dưỡng cần phải có đủ năng lượng phù hợp với từng lứa tuổi. Nếu quá ít bé sẽ suy dinh dưỡng nhưng quá nhiều lại gây béo phì. Bữa ăn trẻ cần đủ 4 yếu tố: đạm (chiếm 10-15% tổng năng lượng), tinh bột (chiếm 60-65% tổng năng lượng), chất béo (chiếm 10% tổng năng lượng) và rau. Không nên ăn bất cứ thứ gì quá nhiều, mất cân bằng.

Vitamin và khoáng chất cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ em. Ví dụ, bạn có thể tìm thấy canxi nhiều trong sữa, đậu tương và rau quả.

Sữa có chứa một lượng canxi lớn để hấp thụ được dễ dàng hơn nhờ sự kết hợp của vitamin D và photpho trong sữa. Để canxi hấp thụ dễ dàng hơn, bạn nên dành 20 phút phơi nắng cho trẻ hàng ngày. Ngoài ra, sữa cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và nguồn protein có giá trị cao sinh học và axit amin quan trọng.

Bạn cũng nên chú ý đến vitamin A. Nó ngăn ngừa khô mắt cũng như cải thiện khả năng chống lại nhiễm trùng và tham gia phát triển chiều cao. Một số loại thực phẩm có nhiều vitamin A là sữa, trứng, cá và thịt.

Bên cạnh đó, sắt và kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao. Sắt có nhiều trong các món ăn động vật như thịt, cá... Trong khi đó, kẽm có thể được tìm thấy trong con hàu, gan lợn, bò thịt, sữa, đậu nành sữa và lòng đỏ...

Như vậy ta thấy chiều cao là kiểu hình xác định bởi di truyền và môi trường, dinh dưỡng và yếu tố gây căng thẳng...Chiều cao trong nhóm dân số khác nhau phụ thuộc vào sự tăng trưởng của xã hội về chăm sóc sức khỏe có sẵn, giáo dục về dinh dưỡng, và thực phẩm có sẵn. Điều này giải thích tại sao chiều cao trung bình ở các nước phát triển cao hơn so với các quốc gia khác.

Để phát triển chiều cao cho trẻ, ngoài những yếu tố ta không thể tác động như gen di truyền, hormon... thì có những yếu tố bên ngoài tác động, đây là những yếu tố cha mẹ có thể giúp bé phát triển được chiều cao tối ưu của mình. Cho trẻ tập luyện thể thao, ăn uống dinh dưỡng hợp lý, tạo điều kiện và môi trường sống trong sạch, lành mạnh.   (Theo Bên con mỗi ngày)

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Đời sống | Powered by Blogger